Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Tư Vấn Khi Nhuộm Tóc



Hiện nay phong trào nhuộm tóc ngày càng trở nên phổ biến. Người trung niên, người lớn tuổi tóc bạc thì nhuộm đen. Người trẻ có tóc đen lại muốn đổi màu khác cho “tây” hơn... Salon Lê Nguyễn (685/10 Xô Viết Nghệ Tĩnh.F.26 Q.Bình Thạnh, TP.HCM,HotLine : 012.84.85.3456) sẻ tư vấn cho  các bạn.
Thuốc nhuộm

Nhuộm tóc tạm thời: Chất nhuộm màu được bôi hoặc xịt vào tóc. Loại thuốc nhuộm này chỉ bám ở phần ngoài và dễ dàng gội sạch đi sau một vài lần gội. Nhuộm cách này ít khi nào gây dị ứng ở da đầu. Lợi ích của nó là làm nổi bật màu của tóc, làm dung hòa tạm thời tóc bạc hay nâu và tạm thời thêm màu cho tóc nhưng không làm thay đổi cấu trúc của tóc.

Nhuộm từ chất thiên nhiên: Đây là cách nhuộm đã có từ lâu đời, chất nhuộm được lấy từ thực vật, loại nhuộm này giúp giữ màu khá lâu sau khi gội đầu nhiều lần. Tuy nhiên, loại thuốc nhuộm này dễ gây dị ứng.

Nhuộm bán tạm thời: Loại thuốc nhuộm này thường không chứa một chất nhuộm riêng mà có sự pha trộn nhiều chất màu với tỉ lệ khác nhau; không chứa chất tẩy màu mà chứa nhiều phần tử nhỏ giúp đi vào bên trong sợi tóc dễ dàng.


Vì vậy, màu nhuộm cũng tương đối dễ bị phai dần khi gội nhiều lần hay đi nắng lâu. Cách nhuộm này dễ thực hiện tại nhà.

Nhuộm tóc thực sự: Đây là cách nhuộm phổ biến nhất tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Trong thuốc nhuộm này người ta dùng hai chất chính là: ô xy già và chất màu thuốc nhuộm. Nhà bào chế để hai chất này riêng biệt nhau. Khi sử dụng thì pha theo tỉ lệ và số lượng thích hợp vừa đủ dùng.

Thông thường, mỗi một, hai tháng nhuộm lại một lần, tuy nhiên có một số người phải nhuộm lại trong thời gian ngắn hơn do tóc bị “chai”, hoặc nhuộm chưa đủ thời gian quy định, hoặc do thuốc nhuộm có chất lượng không tốt.

Những điều lưu ý khi nhuộm tóc

Thuốc nhuộm tóc là tập hợp của nhiều loại hóa chất, khi sử dụng trên da đầu có thể gây phản ứng dị ứng từ nhẹ là ngứa đỏ tại chỗ, nặng hơn là ngứa đỏ toàn thân thậm chí có thể gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Do đó, trước khi nhuộm tóc, phải thử thuốc theo cách như sau:

- Pha một ít thuốc nhuộm, sau đó bôi một chấm vào mặt trong cánh tay, để thuốc trong vòng 24 giờ rồi rửa sạch. Nếu da không bị đỏ ngứa thì bôi lần nữa và cũng để trong 24 giờ. Nếu vùng da thử thuốc nhuộm trong 2 lần vẫn bình thường thì bạn có thể nhuộm tóc. Ngược lại, nếu vùng thử bị đỏ, cần rửa sạch và không nên nhuộm tóc để tránh bị dị ứng nặng hơn có thể xảy ra.

- Không nên nhuộm khi da đầu bị trầy, khi đang hành kinh hoặc có thai. Nên thận trọng khi có bệnh về máu hoặc thận.

- Tuyệt đối không được nhuộm ở lông mày, lông mi. Khi thuốc nhuộm dính vào mắt, phải rửa ngay với nước sạch và đi khám tại bác sĩ nhãn khoa.

Thuốc nhuộm đã pha chỉ có tác dụng trong 30 phút, sau khi nhuộm còn dư thuốc phải đổ bỏ đi. Sau khi nhuộm tóc, cần nên hạn chế uốn, sấy, phơi nắng để tránh tóc bị xơ và mau phai màu thuốc nhuộm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét